Chăm sóc điều hòa trên xe ô tô

Chăm sóc điều hòa trên xe ô tô

Mùa hè đến, máy lạnh xe hơi lại trở thành vấn đề hot trên từng cây số của những người sử dụng phương tiện giao thông. Cũng giống như sự bất thường của thời tiết, hệ thống này trên xe hơi thường có những sự cố bất thường khiến cho người ngồi chẳng hề cảm thấy dễ chịu trong không khí oi bức.

Chăm sóc điều hòa trên xe ô tô
Chăm sóc điều hòa trên xe ô tô

Trong một số trường hợp, khách hàng hoàn toàn có thể tự xử lý hoặc nếu đưa xe đến các trung tâm dịch vụ tin cậy thì chi phí cũng rất thấp. Tuy nhiên, nếu đưa xe đến các địa chỉ không tin cậy, ham lợi thì có thể khách hàng sẽ bị mất rất nhiều tiền. Thay vào đó, chủ xe có thể tham khảo những thông tin dưới đây để “bắt bệnh” chiếc máy lạnh trên xe và có những biện pháp xử lý kịp thời:

1. Hệ thống điều hoà vẫn làm việc bình thường nhưng không mát hoặc rất yếu

Lúc này có hai tình huống xảy ra. Thứ nhất là với xe còn mới, được bảo dưỡng bảo trì tốt, thì hầu hết các trường hợp này xảy ra là do bộ lọc gió của hệ thống điều hoà đã bị tắc. Trong quá trình sử dụng xe, tuỳ điều kiện địa hình vận hành, bụi bẩn dần dần bám vào lưới lọc, nhiều quá sẽ kết tảng dày (ảnh) khiến cho gió bị quẩn trong dàn lạnh mà không vào được ca-bin xe.

Cách duy nhất để khắc phục là vệ sinh tấm lưới lọc. Trên các dòng xe du lịch hiện đại tay lái thuận, tấm lưới lọc này thường nằm bên trong hốc được bố trí sâu trong hộp đựng găng tay. Có trường hợp chỉ cần mở hộp găng tay, cậy nắp hốc lọc gió là có thể lấy được lưới lọc, có trường hợp phải tháo cả nắp hộp mới có thể thao tác. Dùng súng sịt hơi để thổi sạch bụi bẩn bám trên tấm lưới rồi lắp lại bình thường. Tấm lưới cần được vệ sinh hàng tháng, thậm chí hàng tuần nếu xe thường xuyên được sử dụng ở những nơi nhiều bụi bặm như công trường, đường đất…
Với các loại xe đã qua sử dụng lâu năm thì nguyên nhân có thể phức tạp hơn thế rất nhiều. Đó có thể là do dây cua-roa dẫn động lốc máy lạnh bị trùng và trượt. Tiếp đó, hệ thống có thể bị hao ga do các đường ống bị lão hoá, rò rỉ hoặc các gioăng bị hở. Với các tình huống này, chủ xe cần mang xe đến các trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để được xử lý bằng thiết bị máy móc chuyên dùng.

2. Hệ thống máy lạnh vẫn làm việc bình thường, có mát nhưng không sâu

Về trường hợp này, nguyên nhân cũng có thể là do xảy ra các sự cố như trường hợp thứ nhất nhưng ở mức độ nhẹ. Nhưng còn có một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng mà chủ xe có thể tự xử lý ở một mức độ nhất định trên nhiều dòng xe, đó là dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn. Dàn nóng bẩn sẽ toả nhiệt kém làm giảm hiệu quả làm mát của dung môi (ga), còn dàn lạnh bị bẩn sẽ khiến không khí lạnh không lan toả được ra xung quanh để lùa vào khoang xe.

Với các dòng xe mà dàn nóng được bố trí thông thoáng phía trước của khoang máy, chủ xe cần yêu cầu vệ sinh bằng nước hoặc kết hợp hoá chất chuyên dùng trong quá trình rửa xe. Để làm công việc này được hoàn hảo, người rửa xe cũng cần có chuyên môn để không làm ảnh hưởng đến các hệ thống trong khoang máy, đặc biệt là hệ thống điện. Việc vệ sinh dàn lạnh đòi hỏi phải được tiến hành bởi các kỹ thuật viên có tay nghề thực thụ, bởi việc vệ sinh bộ phận này tương đối phức tạp.

3. Hệ thống máy lạnh sau khi được bảo dưỡng và bổ sung thêm ga thì hầu như bị tê liệt và không hề mát

Thông thường, áp suất trong hệ thống máy lạnh được điều chỉnh ở mức độ nhất định. Quá trình bổ sung ga nếu được tiến hành ở những địa chỉ yếu kém về chuyên môn sẽ không thể kiểm soát được chính xác thông số áp suất ga. Trên nhiều dòng xe, nếu ga bị nạp quá nhiều, van an toàn sẽ tự động xả hết ga để bảo vệ hệ thống. Mất hoàn toàn áp suất, lốc điều hoà sẽ ngừng hoạt động.

Để khắc phục sự cố này, chủ xe chỉ còn cách mang xe đến các trung tâm chăm sóc uy tín để được trợ giúp.

4. Hệ thống điều hoà làm việc bình thường nhưng có mùi khó chịu

Đây có lẽ là thắc mắc chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những chủ xe gặp vấn đề về máy lạnh ôtô. Nguyên nhân của tình trạng này gồm cả khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do hệ thống thông gió mát vào trong khoang xe (gồm dàn lạnh, lưới lọc gió, quạt gió, các cửa gió và cảm biến nhiệt độ dàn lạnh) đã bị bẩn hoặc bị trục trặc. Nguyên nhân chủ quan có thể là người dùng xe để ca-bin bị bẩn lâu ngày với các tạp chất như mồ hôi, rác, mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn… bám cặn trong các ngóc ngách của nội thất xe. Khi máy lạnh hoạt động và lùa gió vào cabin, các tạp chất đó sẽ thừa cơ bốc ra.

Với tình trạng này, chủ xe cần tiến hành dọn dẹp cabin xe, vệ sinh lưới lọc gió và kết hợp với các trung tâm chăm sóc xe để loại bỏ các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan bằng các hoá chất vệ sinh nội thất ôtô chuyên dùng.

Xe ô tô không sử dụng trong thời gian dài có ảnh hưởng đến bình ắc quy không? Cách bảo quản ra sao?

Ắc quy xe ô tô và những điều bạn cần biết

Ắcquy sẽ hết điện nếu xe không được sử dụng thường xuyên và ắcquy không được động cơ sạc trong thời gian dài. Một số thiết bị điện trên xe có thể được kích hoạt khi xe không hoạt động như hệ thống chống trộm, các thiết bị có bộ nhớ…

Ắc quy xe ô tô và những điều bạn cần biết
Ắc quy xe ô tô và những điều bạn cần biết

Các thiết bị này vẫn tiêu thụ điện ngay cả khi đã rút chìa khoá điện. Ngoài ra, chủ xe, nhất là nữ giới, thường có các thói quen sử dụng làm giảm tuổi thọ ắcquy như: mở máy lạnh khi không nổ máy; nghe nhạc, xem phim trên xe khi không nổ máy; quên tắt đèn pha, đèn xinhan, đèn trần khi ra khỏi xe; quên đóng kín cửa, rút chìa khoá điện khi ra khỏi xe; thiếu kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Do vậy, để bảo quản bình ắcquy, bạn nên:

1. Thường xuyên kiểm tra mức dung dịch ắcquy: đảm bảo mức dung dịch nằm giữa mức dưới và mức trên (được đánh dấu trên vỏ bình). Đối với các loại bình không cần bảo dưỡng, kiểm tra tình trạng các mắt báo.

2. Thường xuyên kiểm tra tình trạng vỏ bình ắcquy xem có bị vỡ hay rò rỉ không. Kiểm tra tình trạng các điện cực.

3. Ắcquy phải được giữ chắc chắn trong khoang động cơ. Tránh tình trạng lắp lỏng lẻo làm ắcquy rơi ra trong quá trình xe chạy.

4. Không nên lắp thêm các thiết bị tiêu thụ điện dạng không chính hãng. Điều này làm tăng tải thiết kế trên hệ thống sạc và ắcquy, dẫn đến giảm tuổi thọ ắcquy.

5. Tuyệt đối tránh gây đoản mạch ắcquy.

6. Nên kiểm tra và bảo dưỡng ắcquy theo lịch bảo dưỡng và thực hiện bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

7. Nếu bạn cần nối bình ắcquy với máy nạp, tháo cả hai đầu cáp ra để tránh gây nguy hiểm cho hệ thống điện trên xe bạn. Luôn luôn tháo cực âm (–) trước tiên và lặp lại sau cùng.

Nguồn: PhiLong@otosaigon.com

Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến

Giao diện thanh toán tiền vi phạm giao thông tích hợp trên cổng dịch vụ công trực tuyến Quốc gia.

Người dân ở 5 tỉnh, thành có thể lên Cổng dịch vụ công quốc gia nộp phạt vi phạm giao thông trong 3 phút, nhận giấy tờ tại nhà.

Giao diện thanh toán tiền vi phạm giao thông tích hợp trên cổng dịch vụ công trực tuyến Quốc gia.
Giao diện thanh toán tiền vi phạm giao thông tích hợp trên cổng dịch vụ công trực tuyến Quốc gia.

Ngày 13/3, thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, hệ thống nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến vận hành từ sáng 13/3; thí điểm tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Bình Thuận.

Người dân ở 5 tỉnh, thành này có thể truy cập vào trang web của Cổng dịch công quốc gia (dichvucong.gov.vn) để nộp phạt. “Quy trình nộp phạt trực tuyến chỉ mất 3 phút, còn thông thường mất khoảng 10 phút”, ông Nhật nói.

Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính; ngày, tháng, năm vi phạm; họ và tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt. Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai.

Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân theo yêu cầu.

Theo Cục CSGT, việc nộp phạt trực tuyến sẽ giúp người vi phạm không phải đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền và đến trụ sở công an lấy lại giấy tờ, tiết kiệm được chi phí, công sức đi lại.

Cùng ngày, Văn phòng Chính phủ công bố tích hợp thêm nhiều dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, như: Nộp thuế cá nhân; thu phí, lệ phí trước bạ ô tô, xe gắn máy; dịch đăng ký khai sinh và cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Một số dịch vụ dành cho doanh nghiệp gồm: kê khai và nộp thuế doanh nghiệp; hủy tờ khai hải quan và khai bổ sung hồ sơ hải quan; Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động; dịch đăng ký khai sinh và cấp phiếu lý lịch tư pháp…

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, sau 3 tháng vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia đã có hơn 77.200 tài khoản đăng nhập; 21 triệu lượt truy cập; 2,6 triệu hồ sơ được đồng bộ; gần 4.500 phản ánh, kiến nghị được xử lý.

Cổng dịch vụ công quốc gia khai trương tháng 12/2019, để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. Cổng cung cấp 5 nhóm dịch vụ trực tuyến tại 63 tỉnh, thành gồm: Đổi giấy phép lái xe; thông báo hoạt động khuyến mại; cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do mất, hỏng; dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình); dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp).

Ngoài ra, Cổng cung cấp 3 nhóm dịch vụ công thực hiện tại cấp bộ là cấp giấy phép lái xe quốc tế; đăng ký khuyến mãi; cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Hai tiện ích được tích hợp trên Cổng là thanh toán tiền điện và nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp.

Đến nay, Cổng đã có 19 nhóm dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Nguồn: vnexpress.net

Những lưu ý khi sử dụng ô tô mùa dịch bệnh Corona

tài xế nên đeo khẩu trang và nhắc nhở những người ngồi cùng xe đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang, dùng dung dịch rửa tay, chỉnh hệ thống điều hòa trên xe đúng cách và thường xuyên vệ sinh, khử trùng một số bộ phận trên xe… sẽ góp phần giúp người dùng ô tô phòng tránh lây nhiễm vi rút corona đang có xu hướng lây lan nhanh.

Thường xuyên vệ sinh, khử trùng một số bộ phận trên xe...
Thường xuyên vệ sinh, khử trùng một số bộ phận trên xe…

Dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút corona gây ra đang lây lan nhanh và trở thành mối lo ngại của người dân trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tính đến sáng ngày 4.2.2020, Bộ Y tế xác nhận đã có 9 ca nhiễm vi rút corona. Trước đó, Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm như đeo khẩu trang và hạn chế đến những nơi tụ tập đông người.

Những lưu ý khi sử dụng ô tô mùa dịch bệnh Corona
Những lưu ý khi sử dụng ô tô mùa dịch bệnh Corona

Tài xế, hành khách nên lưu ý khi sử dụng ô tô đi lại trong mùa dịch cúm Corona
Ngoài những khu vực tụ tập đông người, môi trường sử dụng ô tô đặc biệt là những xe chạy dịch vụ, taxi… thường xuyên di chuyển, chở nhiều người cũng có nguy cơ lây lan vi rút corona. Dưới đây là một số lưu ý cho tài xế, hành khách khi sử dụng ô tô đi lại trong mùa dịch cúm Corona:

Thường xuyên vệ sinh, khử trùng các khu vực trên xe

Theo một nghiên cứu mới đây của tổ chức HHI (Healthy House Institute) ở Mỹ những vị trí trên ô tô người dùng thương hay chạm tay vào như vô-lăng, núm chỉnh radio/âm lượng, bảng điều khiển, tay nắm cửa, bọc ghế, nút mở kính, mở cửa, hộc đựng cốc, dây bảo hiểm, sàn xe… là những khu vực dễ bám bụi bẩn, vi khuẩn nhất.

Những lưu ý khi sử dụng ô tô mùa dịch bệnh Corona
Những lưu ý khi sử dụng ô tô mùa dịch bệnh Corona

Ngoài việc rửa xe, người dùng ô tô nên chú ý lau chùi, khử trùng các chi tiết trên ô tô
Vì vậy, để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn, mầm bệnh… ngoài việc rửa xe, người dùng ô tô nên chú ý lau chùi, khử trùng các chi tiết nêu trên. Bên cạnh đó, nên vệ sinh điều hòa, bộ lọc không khí.

Đeo khẩu trang

Tài xế nên đeo khẩu trang và nhắc nhở những người ngồi cùng xe đeo khẩu trang
Tài xế nên đeo khẩu trang và nhắc nhở những người ngồi cùng xe đeo khẩu trang

Bộ Y tế khuyến cáo để phòng tránh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra, người dân nên lựa chọn và đeo khẩu trang y tế đúng cách. Vì vậy, không chỉ môi trường bên ngoài, mà ngay cả khi lái xe, tài xế nên đeo khẩu trang và nhắc nhở những người ngồi cùng xe đeo khẩu trang.

Thường xuyên rửa tay

Trong quá trình sử dụng ô tô, người lái, hành khách đi ùng thường phải sờ, chạm vào rất nhiều chi tiết để điều khiển khi tay nắm mở cửa, nút chỉnh gương, nút chỉnh điều hoà, âm thanh, ghế ngồi… Vì vậy, nên thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc các bộ phận trên xe.

Thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc các bộ phận trên xe.
Thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc các bộ phận trên xe.

Nên thường xuyên mang theo dung dịch rửa tay chuyên dụng để sử dụng sau khi cầm nắm cửa xe ô tô, taxi
Nếu không sử dụng găng tay y tế, nên thường xuyên mang bên cạnh dung dịch rửa tay chuyên dụng bỏ túi để sử dụng sau khi cầm nắm cửa xe ô tô, taxi.

Điều chỉnh hệ thống điều hòa trong xe

Việc sử dụng hệ thống điều hòa trên ô tô đúng cách sẽ giúp hạn chế các tác nhân gây hại trong không khí đối với hành khách trong xe, nhất là đối với vi rút corona.

Người đi ô tô nên để nhiệt độ điều hòa trên 25 độ C
Người đi ô tô nên để nhiệt độ điều hòa trên 25 độ C

Người đi ô tô nên để nhiệt độ điều hòa trên 25 độ C, không bật điều hòa quá lạnh
Vi rút corona thường suy yếu khi nhiệt độ trên 20 độ C, nhất là trên 25 độ C. Nhiệt độ, độ ẩm cao, điều kiện không khí thông thoáng, corona cũng rất khó lây lan. Như vậy, để hạn chế tối đa vi rút corona, người đi ô tô nên để nhiệt độ điều hòa trên 25 độ C, không bật điều hòa quá lạnh.

Hạn chế chở động vật trên xe

Trong mùa dịch bệnh đang hoành hành không nên chở theo động vật hay vật nuôi như chó, mèo
Trong mùa dịch bệnh đang hoành hành không nên chở theo động vật hay vật nuôi như chó, mèo

Vi rút corona gồm nhiều chủng vi rút khác nhau, thường gặp ở động vật. Vì vậy, trong mùa dịch bệnh đang hoành hành không nên chở theo động vật hay vật nuôi như chó, mèo… trên xe để tránh nguy cơ lây nhiễm.

Nguồn: thanhnien.vn

Một hành khách dương tính COVID tiếp xúc 56 người ở quận 1 TP.HCM

Một hành khách dương tính COVID tiếp xúc 56 người ở TP.HCM

Hành khách này đi trên chuyến bay VN0054 đã xuất cảnh sang Campuchia dương tính với COVID-19 đã tiếp xúc với 56 người tại một khách sạn ở quận 1.

Một hành khách dương tính COVID tiếp xúc 56 người ở TP.HCM
Một hành khách dương tính COVID tiếp xúc 56 người ở TP.HCM

Đây là hành khách này ngồi ghế 3K trên chuyến bay VN0054 chung khoang với bệnh nhân Covid-19 thứ 17. Đại diện trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM từng đánh giá đây là trường hợp nguy cơ cao do chung khoang và cách 1 hàng ghế với bệnh nhân thứ 17.
Tối ngày 11-3, tin mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM cho biết một hành khách từng đi trên chuyến bay VN0054 sau khi đến Hà Nội đã tiếp tục đi vào TP.HCM vào ngày 3-3. Tại đây, hành khách lưu trú tại một khách sạn ở quận 1. Sang ngày 4-3, người này xuất cảnh sang Campuchia. Đến sáng 11-3, hành khách này có kết quả dương tính với COVID19 tại Campuchia.

Ngoài ra, liên quan đến bệnh nhân nhiễm COVID-19 thứ 34 (51 tuổi, sống ở Bình Thuận) từng đi trên chuyến bay QR974, có 33 hành khách trên chuyến bay này có hộ khẩu ở TP.HCM. Thành phố đã điều tra xác minh được 11 người, trong đó có 2 trường hợp có dấu hiệu sốt, ho. 2 trường hợp này đã chuyển đến bệnh viện xét nghiệm, đang chờ kết quả. 9 người còn lại đang cách ly tại nhà. Thành phố đang tiếp tục xác minh các trường hợp còn lại.

Trước đó vào chiều 11/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM ra thông báo tìm khẩn cấp hành khách người Anh có tiếp xúc gần với ca dương tính Covid-19 trên chuyến bay VN0054.

Được biết, hành khách tên Groman Manthew James Knight, 32 tuổi, quốc tịch Anh đi trên chuyến bay VN0054 từ Anh đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) vào ngày 2/3. Ngày 5/3, hành khách này đến Hội An, lưu trú tại khách sạn An Hà, phường Sơn Phong, TP Hội An, Quảng Nam. Ngày 7/3, hành khách này tiếp tục rời Hội An đến TP.HCM.

Do du khách này khai báo ở khách sạn nhưng không nêu địa điểm chi tiết nên HCDC gặp khó khăn trong việc xác minh nơi lưu trú. Vì vậy, đơn vị này đã phát văn bản đề nghị các trung tâm y tế quận, huyện triển khai tìm kiếm để thực hiện biện pháp cách ly theo đúng quy định. Sau khi nhận được thông báo, đối chiếu với thông tin hành khách đang được tìm kiếm, đơn vị quản lý xuất nhập cảnh TP.HCM cho biết du khách người Anh nói trên đã xuất cảnh vào rạng sáng 11/3.

14 tuyến đường ở TP HCM có camera ghi hình phạt ‘nguội’

14 tuyến đường ở TP HCM có camera ghi hình phạt 'nguội'

14 tuyến đường ở TP HCM có camera ghi hình phạt 'nguội'
14 tuyến đường ở TP HCM có camera ghi hình phạt ‘nguội’

Sở Giao thông Vận tải ghi hình ôtô dừng, đỗ sai phép qua hệ thống camera giám sát cố định trên 14 tuyến đường để phạt “nguội” từ ngày 10/3.

Các tuyến đường ghi hình gồm: Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Lý Tự Trọng, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Minh Khai, Pasteur, Nguyễn Thị Nghĩa, Lê Lợi, Đinh Tiên Hoàng, Tôn Đức Thắng (quận 1); Trường Sơn (Tân Bình); Điện Biên Phủ (Bình Thạnh).

Động thái này nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, tăng cường các giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ để giám sát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của UBND thành phố.

Ông Trần Quốc Khánh, Chánh Thanh tra Sở Giao thông Vận tải TP HCM cho biết, thẩm quyền xử phạt hành vi dừng, đỗ xe sai quy định là của CSGT và Thanh tra giao thông. Với 14 tuyến đường thí điểm ghi hình xử phạt lần này, Sở tăng cường tuần tra, xử phạt bằng hình ảnh để lập lại trật tự đường phố.

Sở sẽ thông báo bằng văn bản tối thiểu trước 7 ngày khi có thay đổi, bổ sung các tuyến đường lắp đặt camera giám sát. Người dân tra cứu thông tin phương tiện vi phạm bị ghi hình bằng camera trên Cổng thông tin giao thông TP HCM.

Trung tâm điều khiển giao thông (Sở GTVT TP HCM) đang quản lý 762 camera lắp đặt trên các tuyến đường. Trong đó có khoảng 300 camera chuyên dụng đo vận tốc, lưu lượng xe, số camera còn lại truyền hình ảnh về hệ thống để cơ quan chức năng và người dân theo dõi, tránh kẹt xe.

Nguồn: vnexpress.net

Những điều cần biết về bảo hiểm bắt buộc ôtô, xe máy

Tất cả các cá nhân, tổ chức sở hữu ô tô, xe máy… tại Việt Nam đều phải tham gia Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để tránh các khoản phạt cũng như được bảo vệ tài chính trước các rủi ro khi tham gia giao thông

Đối với ôtô, xe máy khi giao thông trên đường, luật quy định chủ xe phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Loại bảo hiểm này là gì? Vì sao Chính phủ bắt buộc các chủ xe phải mua?

Đại diện Quỹ Bảo hiểm Xe cơ giới và các cơ quan chức năng Hải Dương cùng trao hỗ trợ nhân đạo cho gia đình nạn nhân Phạm Văn Chung
Đại diện Quỹ Bảo hiểm Xe cơ giới và các cơ quan chức năng Hải Dương cùng trao hỗ trợ nhân đạo cho gia đình nạn nhân Phạm Văn Chung

Tai nạn giao thông (TNGT) luôn là hiểm họa bất ngờ, thường gây ra thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản, cướp đi hạnh phúc của nhiều gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội.

Theo thống kê, mỗi năm số nạn nhân bị thiệt mạng do TNGT tại Việt Nam trên 8.000 người, chưa kể số người bị thương tật hoặc tàn phế. Việc này để lại nỗi đau dai dẳng và có thể đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh ly tán, tạo ra gánh nặng về kinh tế cho cả gia đình chủ xe, người bị nạn và xã hội.

Thực tế cho thấy có nhiều vụ tai nạn xảy ra, người gây tai nạn bỏ chạy hoặc không có đủ tiền để bồi thường cho gia đình nạn nhân, khiến họ vừa chịu cảnh đau khổ vì mất người thân lại càng thêm túng quẫn do mất đi trụ cột gia đình.

Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ là nơi giúp xóa đi một phần những bất hạnh trên.

Mức bảo hiểm lên đến 100 triệu đồng/người/vụ

Từ thực tế trên, từ tháng 9-2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 103/2008/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và đến nay đã trải qua một số lần sửa đổi.

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là loại hình mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải mua theo luật định và được xem là chính sách an sinh xã hội của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra, mặt khác giúp bảo vệ tài chính cho chủ xe cơ giới trước những rủi ro bất ngờ.

Theo quy định khi xảy ra rủi ro, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, đơn vị bảo hiểm có thể sẽ bồi thường cho chủ xe phần trách nhiệm dân sự này với mức trách nhiệm lên đến 100 triệu đồng/1 người/vụ.

Trong trường hợp không xác định được xe gây tai nạn hoặc tai nạn không thuộc phạm vi bảo hiểm cũng sẽ được hỗ trợ bồi thường nhân đạo cho nạn nhân số tiền lên đến 20 triệu đồng/1 người.

Quy định này đã hỗ trợ phần nào khó khăn về mặt tài chính cho chủ xe cũng như gia đình nạn nhân, chứng minh được tính ưu việt của chính sách trong thời gian qua. Thủ tục bồi thường đơn giản để người bị thiệt hại xác định được mức chi trả.

Bạn đã tham gia bảo hiểm bắt buộc chưa?

Theo thống kê, tính đến cuối năm 2019 cả nước đã có gần 60 triệu xe môtô, xe máy, tăng gần 80% so với năm 2011.

Bùng nổ xe máy mang đến nhiều hệ lụy, kéo theo tỷ lệ tai nạn giao thông không ngừng tăng lên, đẩy nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần… tăng gánh nặng chăm sóc sức khỏe lên toàn xã hội cũng như đẩy lùi sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, số lượng xe tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới chỉ khoảng 40%, tức hiện nay có tới 36 triệu xe gắn máy không thực hiện nghĩa vụ này.

Ông Bùi Gia Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (thứ hai từ phải sang) trao hỗ trợ nhân đạo cho một gia đình nạn nhân ở tỉnh Hải Dương
Ông Bùi Gia Anh, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (thứ hai từ phải sang) trao hỗ trợ nhân đạo cho một gia đình nạn nhân ở tỉnh Hải Dương

Để đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, ngoài việc tuyên tuyền để người dân nhận thức và tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đầy đủ, Chính phủ cũng quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Theo đó, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển ôtô, xe máy… phải mang theo bên mình khi tham gia giao thông.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, nếu chủ xe không mang theo Giấy chứng nhận hoặc giấy không còn hiệu lực sẽ bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ; ôtô từ 400.000đ đến 600.000đ.

Tất cả các cá nhân, tổ chức sở hữu ô tô, xe máy… tại Việt Nam đều phải tham gia Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để tránh các khoản phạt cũng như được bảo vệ tài chính trước các rủi ro khi tham gia giao thông
Tất cả các cá nhân, tổ chức sở hữu ô tô, xe máy… tại Việt Nam đều phải tham gia Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để tránh các khoản phạt cũng như được bảo vệ tài chính trước các rủi ro khi tham gia giao thông

Rõ ràng, việc tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là vô cùng cần thiết và mang lại lợi ích thiết thực cho chủ xe cũng như xã hội.

Đây cũng là cách tốt nhất để thể hiện chủ xe là công dân gương mẫu tuân thủ luật pháp, vừa tránh được các khoản phạt khi tham gia lưu thông trên đường, và đặc biệt là bảo vệ bản thân trước các rủi ro tài chính, đảm bảo nghĩa vụ khắc phục hậu quả nếu điều không may xảy đến.

Mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hiện nay chỉ ở mức 60.000 đồng/năm đối với xe máy và từ 437.000 đồng/năm trở lên đối với ôtô tùy theo mục đích sử dụng xe.

Mức phí không cao và sản phẩm có thể được mua dễ dàng tại các công ty bảo hiểm, mua trực tuyến hoặc ở các đại lý ôtô, xe máy…, vì vậy nếu chưa có các chủ xe cần tham gia ngay từ hôm nay để luôn an tâm vì được bảo vệ trước các rủi ro không lường trước có thể xảy ra.

Chính phủ đưa bảo hiểm TNDS của chủ xe thành loại hình bắt buộc nhằm giúp chủ xe và nạn nhân có một quỹ tài chính để bình ổn cho thiệt hại.

Quỹ Bảo hiểm Xe cơ giới hỗ trợ tài chính cho nạn nhân tai nạn giao thông

Ngoài những tình huống mà nạn nhân được bồi thường do xe xác định được xe gây ra tai nạn, chính phủ giao cho Quỹ Bảo hiểm Xe cơ giới thay mặt hỗ trợ nạn nhân trong tình huống bị tử vong do tai nạn giao thông. Trong một số trường hợp, nạn nhân có thể nhận được sự hỗ trợ tài chính nhân đạo với mức 20 triệu đồng/người:

– Không xác định được xe cơ giới gây tai nạn.

– Xe gây tai nạn không tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.

– Xe gây tai nạn tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới nhưng không được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường vì bị loại trừ bảo hiểm theo quy định của pháp luật, chẳng hạn như lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy, lái xe không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có giấy phép lái xe…

Vì vậy, chủ xe hay nạn nhân có thể gọi đến văn phòng của Quỹ Bảo hiểm Xe cơ giới, điện thoại 024 3941 2063 hoặc đường dây nóng 0967 235 155 để được tham vấn và hỗ trợ kịp thời nhất.

Quỹ Bảo hiểm Xe cơ giới do các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ kinh doanh bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đóng góp hàng năm theo quy định của Chính phủ, được Bộ Tài chính giao Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam quản lý kể từ năm 2009.

Nguồn: tuoitre.vn

Những điều cần biết về bảo hiểm thủy kích

Những điều cần biết về bảo hiểm thủy kích

Thủy kích là gì?

Thủy kích động cơ (engine hydrolock) là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt của xi-lanh qua đường hút gió khi động cơ đang hoạt động. Tình huống lạc quan nhất là xe chỉ bị chết máy. Do nước không chịu nén khiến piston bị chặn lại không thể di chuyển đến điểm chết trên, đồng thời nước khiến nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt. Thủy kích có thể xảy ra với cả xe hơi lẫn xe máy.

Tay biên bị cong do thủy kích
Tay biên bị cong do thủy kích

Tình huống sẽ tệ hơn nếu động cơ đang chạy ở tua cao hoặc người lái muốn đề nổ khởi động trở lại. Lúc này, các piston được trục khuỷu đẩy lên rất nhanh để thực hiện quá trình nén khí. Tuy nhiên lượng nước lọt vào buồng đốt sẽ tác động một lực cực lớn ngược trở lại. Hai lực này sẽ ép tay biên (tay dên) biến dạng. Nhẹ thì tay biên bị cong, thành xi-lanh bị trầy xước. Nặng thì tay biên bị gãy, dẫn đến chọc thủng thành xi-lanh, phá huỷ động cơ. Chi phí để thay thế phục hồi động cơ xe hơi bị thủy kích rất đắt, dao động từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.

Tay biên bị gãy do thủy kích
Tay biên bị gãy do thủy kích

So với động cơ xăng, động cơ diesel dễ bị thủy kích và hư hỏng nặng hơn. Lý do là vì động cơ diesel có tỉ số nén cao hơn, buồng cháy nhỏ hơn nên lượng nước lọt vào động cơ ít cũng có thể gây thủy kích. Ngoài ra, do đặc tính mô-men xoắn lớn hơn, tức lực đẩy piston nhiều hơn nên nếu gặp thủy kích thì động cơ diesel cũng dễ hư hỏng nặng hơn động cơ xăng. Tuy nhiên, đáng mừng hầu hết các dòng xe dùng động cơ dầu ở Việt Nam là SUV và bán tải có khả năng lội nước khá tốt.

Thành xilanh bị trầy do thủy kích
Thành xilanh bị trầy do thủy kích

Vì vậy để giảm thiệt hại thì khi đi vào vùng ngập nước mà ta chưa biết được độ sâu thì lên dừng lại tấp quán cafe đợi nước rút, chờ một chút còn hơn đẩy xe về. Còn nếu gấp thì đợi một xe khác giống xe mình đi qua nếu được thì bắt chiếc theo (nhưng nhớ là xe mình 5 chỗ thì máy rất thấp không so được với xe 7 chỗ, 16 chỗ). Và khi đi qua đó mà xe bị chết máy đột ngột thì tuyệt đối không được đề nổ máy nữa mà xuống nhờ dân đẩy bộ xe lên chỗ cao, sau đó gọi bảo hiểm điều xe cứu hộ đến kéo về (bảo hiểm sẽ thanh toán 100% hư hỏng máy và phí cứu hộ). Còn nếu khi chết máy bạn cuống lên đề liên tục để mong vượt lũ thì xe cũng chẳng nổ được và sẽ bị nặng hơn có thể phải thay nguyên tổng thành máy lúc đó bảo hiểm có quyền chế tài bạn 10 đến 30% vìlỗi sử dụng sai.

Cửa hút gió nằm ở dưới nắp capo
Cửa hút gió nằm ở dưới nắp capo

Khi đi đến con đường ngập nước và trời vẫn đang mưa và nước đang tăng cao, bình thường thì hay kẹt xe nối dài thì bạn không nên đi quá sát xe trước mà phải chừa ra khoảng trống phía trước để lỡ kẹt đầu kẹt đuôi và mực nước đang tăng bạn còn có cơ hội quay đầu thoát hiểm. Tôi đã có một khách hàng nhìn nước lên ngập xe ở đồng nai nhưng bị hàng dài xe khác chèn đầu chèn đuôi không lối thoát và đã trở thành nạn nhân.

Không nên để nước tràn qua nắp ca bô của xe
Không nên để nước tràn qua nắp ca bô của xe

Khi gặp nước lũ thì bạn không nên cố vượt qua vì bạn nghĩ xe mình nặng cả tấn sẽ không trôi được nhưng nghĩ vậy là bạn đã nhầm to bởi xe ô tô là không gian kín nó giống như chiếc hộp khi gặp nước lũ nó sẽ nổi lên và bị cuốn đi cực kỳ nguy hiểm cho xe và tính mạng của bạn.

Những nguyên tắc khi thay lốp dự phòng

Những nguyên tắc khi thay lốp dự phòng

Dù là nam hay nữ khi lái ôtô cũng nên nhớ các nguyên tắc tự thay lốp dự phòng để sử dụng khi gặp tình huống xịt lốp.
Ôtô ngày càng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt với người trẻ. Những công việc liên quan đến kỹ thuật cơ bản về ôtô không còn là của riêng thợ sửa chữa hay những người làm nghề lái xe chuyên nghiệp. Để an toàn và tiện lợi di chuyển hàng ngày, mỗi tài xế nên tự trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản khi ôtô gặp sự cố.
Thay lốp xe là một trong những kỹ năng đơn giản nhất vì thuần cơ học, tuy nhiên cũng có những lưu ý an toàn để việc thay thế trọn vẹn. Các bước chúng ta cần chú ý như sau:

Chèn bánh, khóa cửa, bật đèn cảnh báo nguy hiểm

Chèn bánh để tránh xe không dịch chuyển khi thao tác.
Chèn bánh để tránh xe không dịch chuyển khi thao tác.

Khi thay lốp dự phòng, tài xế cần đỗ xe ở nơi bằng phẳng nhưng vẫn lưu ý chèn bánh để tránh xe không dịch chuyển khi thao tác.
Bật đèn cảnh báo hazard hoặc nếu có biển báo nguy hiểm thì đặt cách xa xe vài chục mét khi phải đỗ ngoài đường, thông báo cho các phương tiện chủ động giảm tốc độ và chú ý tay lái.
Cuối cùng, khóa hết các cửa xe vì khi chăm chú thay lốp, rất có thể kẻ gian lợi dụng lấy cắp đồ đạc trên xe.

Vị trí đặt kích nâng xe

Kích phải đặt trúng phần khung xe chắc chắn
Kích phải đặt trúng phần khung xe chắc chắn

Kích là dụng cụ để nâng xe lên cao giúp tháo bánh xe ra khỏi trục. Để có thể nâng, kích phải đặt trúng phần khung xe chắc chắn, nếu đặt vào phần vỏ xe bằng nhựa sẽ gây dập, vỡ vỏ mà không thể nâng xe.
Thông thường, ở phía sau bánh trước hoặc phía trước bánh sau khoảng 15-20 cm có một phần khung xe được đánh dấu là nơi đặt kích. Tài xế sờ bằng tay và có thể quan sát bằng mắt để phát hiện. Xem thêm trong sách hướng dẫn để định hình vị trí cần đặt kích.

Tháo ốc theo đường chéo

Tháo, lắp ốc theo đường chéo cánh sao
Tháo, lắp ốc theo đường chéo cánh sao

Quy tắc khi tháo, lắp ốc bánh xe là theo đường chéo tức kiểu cánh sao như trong ảnh trên, không xoay thứ tự theo kim đồng. Cách tháo hoặc lắp ốc theo đường chéo sẽ giúp bánh xe không bị lệch về một bên nào đó mà vào, ra đều đặn ở mọi hướng.

Nguyên tắc ốc – kích – ốc

Là nguyên tắc để giúp tháo lốp dễ nhất và lắp lốp chặt nhất. Theo đó, khi tháo lốp bị xịt hơi cần nới lỏng các ốc bánh xe, sau đó nâng kích rồi mới vặn ốc ra hoàn toàn.
Ngược lại khi lắp bánh dự phòng, vặn ốc tới khi thấy chặt, rồi hạ kích để bánh xe bám vững mặt đường sau đó mới vặn chặt hoàn toàn và rút kích.

Đặt lốp dưới gầm xe

Khi chưa tháo lốp xịt, đặt lốp dự phòng xuống dưới gầm xe, đề phòng trường hợp khi tháo bánh rồi kích gặp vấn đề, cả xe sẽ đổ xuống thì vẫn có bánh dự phòng đỡ.

Lốp dự phòng có tác dụng tương đương lốp chính?

Sai. Lốp dự phòng thường không có chất lượng tiêu chuẩn như lốp chính. Thông thường lốp này chỉ chạy được khoảng tốc độ tối đa 80 km/h. Vì thế, sau khi thay lốp dự phòng, tài xế nên tới xưởng sửa chữa ngay để vá lốp và lắp lốp chính trở lại.
Tất nhiên có một số xe thiết kế lốp dự phòng giống hệt lốp chính về kích thước, hình dáng và phẩm cấp, tuy nhiên cũng không nên để lốp này đi thay lốp chính. Bởi lẽ, lốp dự phòng không có độ mòn mặt lốp tương đồng, dễ gây những tác động không đều khi vào cua, phanh gấp đường trơn trượt.

Nguồn: vnexpress.net